Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Việt Nam ngàn năm - Phần 1



Hãy nhìn suốt nghìn thu
Nhận diện đúng kẻ thù
Nhà cầm quyền Trung Quốc
Bọn bành trướng Bắc Kinh

Lịch sử
Hỡi những ai dòng dõi Tiên Rồng
Hãy nhớ lấy
Giang sơn trời biển
Đất nước bốn nghìn năm
Chưa bao giờ yên bình
Trước tham vọng Đại Hán
Dân Việt gian nan
Lịch sử huy hoàng
Nghiệp Hùng Vương Hai Bà quyết nối (1)
Triệu Thị Trinh chém kình biển khơi (2)
Bạch Đằng giang chiến công mãi rạng ngời
Đã chôn vùi bao đời quân giặc Hán
Vận nước nhà Ngô Vương công khơi rạng
Cho dân Việt tiếp nối mãi Văn Lang

Dân tộc Đất Nước bước sang trang
Sông núi nước Nam vua Nam ở (3)
Rành rành định phận tại sách Trời
Nhưng lòng tham vua Hán mãi không thôi
Nuôi dã tâm lăm le bờ cõi
Muốn phá giặc há chi cứ ngồi đợi (4)
Lý Thường Kiệt đánh tới Ung Châu
Giữ giang sơn dựng trận tuyến sông Cầu
Quyết trận đầu đánh tan quân Hán
Vua quan anh minh, tướng sỹ dày dạn
Như Nguyệt nên thơ, ác mộng kẻ thù

Đất nước thiên thu, dân ta tự chủ
Chớ nào đâu như lũ Hán ngu hèn
Mông Nguyên tràn qua vua tàn tướng bại
Để dân Hán kinh hãi đau thương
Nhân tài cũng chỉ cỡ Văn Trường (5)
Cương cường cũng chỉ cỡ Nhạc Phi (6)
So Trần Thủ Độ có đáng gì 
Vị tướng già tràn đầy chí khí
Đầu thần chưa rơi, bệ hạ chớ nghĩ lo (7)
Giặc cậy nước to, quân ta chí lớn
Cùng chung sức chiến đấu chóng quân thù
Kẻ bá chủ hoành hành khắp thế giới
Đất dân Hán vó ngựa xéo tả tơi
Thế mới biết dân Nam mạnh tuyệt vời
Bước chân xâm lăng phải dừng nơi biên giới

Mộng tưởng mệnh Trời, giặc Nguyên lại tới
Vó ngựa cung tên thử thách lòng người
Đại Việt vua dân cùng nói một lời
Hội nghị Diên Hồng toàn dân quyết đánh
Bình Than nghị sự vua quan bàn thế trận
Đức Hưng Đạo Vương thống lãnh toàn quân
“Hịch tướng sĩ” đồng thanh diệt giặc
‘Sát Thát’ khắc ghi muôn người một lòng
Trần Bình Trọng trung kiên tiết liệt
Thế hiên ngang trước mặt quân Hồ
Đất Việt yêu thương một nấm mồ (8)
Còn hơn vương tước chốn Hung Nô
Vận nước cam go, dân tình đau khổ
Phá thế giặc to từ một chữ đồng
Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Thăng Long
Dòng dõi Đông A con Rồng xuất trận
Quan quân quyết đánh quét sạch quân thù

Họa xâm lăng vẫn như bóng mây mù
Hốt Tất Liệt lòng đầy cay cú
Mưu báo thù xâm chiếm phương Nam
Dân Việt tiếp chiến luôn sẵn sàng
Quân giặc tiến sang không hề nao núng
Bày binh bố trận chờ đợi chúng
Biển Đông nhấn chìm giặc Hán Hung (9)
Vạn Kiếp tỏ rõ khí anh hùng
Đánh tan loài Hung Nô ác bá

Đại Việt rạng rỡ hào khí Đông A
Kế giữ nước nhà binh hùng tướng giỏi
Đoàn kết một khối trị vì minh quân
Khoan thư sức dân sâu bền gốc rể (10)
Thiên thu vạn tuế Việt Nam muôn năm


Chú thích:
(1)   - Dẫn lời Hai Ba Trưng: Một xin rửa sạch nước thù. Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng”
(2)   - Dẫn lời Bà Triệu: Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình  biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
(3)   - Hai câu trích Nam Quốc Sơn Hà
(4)   - Dẫn lời Lý Thường Kiệt:  “Ngồi yên đợi giặc không bằng trước hãy đem quân ra phá thế mạnh của giặc”
(5)   - Văn Trường - Văn Thiên Trường - Tể tướng nhà Tống bị quân Nguyên bắt, là bậc trung nghĩa được người Trung Quốc tôn kính.
(6)   - Nhạc Phi - vị tướng nổi tiếng thời Tống. Theo lịch sử ghi lại, trong chiến tranh Kim - Tống, khi thì đánh vào nước Kim, khi thì đánh chặn quân Kim xâm lược các trận đánh do ông cầm quân đều chiến Thắng. Nhưng ông lại bị Tần Cối và triều đình hãm hại - xem ra ông có tài để đánh trận nhưng không đủ giỏi để trị gian. Cuối cùng cả Kim và Tống đều bị Mông Cổ diệt.
(7)   - Dẫn lời Trần Thủ Độ: “Ðầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo”
(8)   - Dẫn lời Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”
(9)   - Trận đánh của tướng Trần Khánh Dư đánh chìm đội thuyền lương của quân Nguyên
(10) - Lời Đức Hưng Đạo Vương: khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Biển Đông và không thể thỏa hiệp

Trước những vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông, tất cả mọi người dân Việt đều mong muốn Nhà nước, Chính Phủ và nhân dân xử lý phải hết sức sáng suốt, khi mà kẻ dựa vào mặt này mặt kia để gây sức ép, người thì vinh vào điều này điều nọ để đổ thêm dầu. Và một lập trường rõ ràng từ Chính Phủ sẽ tăng sức mạnh đồng thuận.
Khi mà sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông càng tăng thì chúng ta cũng bị tăng khó khăn và sức ép. Cứ nhìn biểu hiện về hành chính, quân sự của Trung Quốc như vậy chúng ta cứ nghĩ rằng họ gặp khó khăn về mặt trận ngoại giao và ta có thuận lợi hơn một chút. Nhưng thực sự không phải vậy, mặt trận ngoại giao nơi chúng ta có thể đấu tranh thuận lợi thì lại mà nơi chúng ta cũng gặp khó khăn nhất.
Thứ nhất đó là về cách thức và mức độ phổ biến thông tin ra cộng đồng thế giới như nhiều người đã đề cập.
Khó khăn thứ hai rất quan trọng là về mặt nguyên tắc và lập trường. Các giới chức trách và truyền thông Trung Quốc luôn giữ và rêu rao luận điệu rằng “Chủ quyền là của tôi, gác lại tranh chấp, cùng chung khai thác”. Đó là cách mà người Trung Quốc đã vận dụng một  nguyên tắc trong đàm phán Win-Win - Hai bên cùng thắng là “Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh chúng ta có thể thương lượng, kết quả đạt được là chúng ta cùng thắng”. Đấy chính là tiền đề và cũng là cơ sở để Trung Quốc biến từ không thành có một cách hợp lý bên cạnh các hành động quân sự chiếm đoạt phi lý. Với luận điệu trên, nếu chúng ta chấp nhận  ‘gác lại tranh chấp, cùng chung khai thác’ thì chúng ta đã mắc vào mưu của Trung Quốc trong việc cố gắng biến từ không thành có; nếu chúng ta giữ vững lập trường không chấp nhận luận điệu phi lý đó thì trước dư luận quốc tế nhìn vào một vùng nhùng nhằng như vậy họ cho rằng chúng ta thiếu thiện chí khi mà Trung Quốc đưa ra nguyên tắc khá “hòa bình”.  Cũng có nhiều học giả quốc tế đã nhận ra nguyên tắc chủ quyền của Trung Quốc là khó chấp nhận nhưng việc ‘gác lại tranh chấp, cùng khai thác’ thì chắc nhiều người, nhiều nước tán đồng và đó thực sự là khó khăn cho chúng ta bởi vì với chúng ta phải là Không! Luận điệu đó cũng có thể thuyết phục các nước khác thỏa hiệp từ đó giúp Trung Quốc đặt được bước chân vào vấn đề một cách hợp pháp.
Cách tiếp cận theo lập trường trên cũng được Trung Quốc đưa ra trong giải quyết tranh chấp với Nhật, nhưng Nhật hoàn toàn bác bỏ. Và đó chính là nhiệm vụ nặng nề của ngoại giao, truyền thông, người dân Việt trong việc bác bỏ hoàn toàn lập trường trên của Trung Quốc tại Trường Sa.
Chúng ta phải hướng tới các nước liên quan nhận ra rằng “Không có chỗ cho Trung Quốc ở Trường Sa”. Việc viện dẫn lịch sử đó là chuyện lâu dài và không phải bất cứ một công dân nào trên thế giới cũng biết và hiểu được - thậm chí giới quan chức, truyền thông quan tâm tới vấn đề cũng chưa hẳn biết và hiểu hết về lịch sử. Nhưng chuyện Trung Quốc đánh chiếm đảo của Việt Nam, cướp đoạt của Philippines là điều mà chúng ta có thể làm cho mọi người trên thế giới biết và hiểu ai đang là kẻ cướp tại Biển Đông. Nếu có một kẻ chuyên trộm cướp, và chỉ một người tố cáo hành vi đó thì có thể chưa ai tin, nhưng hai ba người cùng tố cáo thì người ngoài sẽ nhìn nhận lại khác, gia đình họ cũng phải suy nghĩ lại. Việt Nam và Philippines cũng đều là nạn nhân của trong việc Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng, và rồi tới các nước như Brunei, Malaysia, Indonesia cũng sẽ bị như vậy một khi Trung Quốc dấn sâu xuống. Việt Nam phải luôn chủ động đưa ra giải pháp. Được sự đồng thuận của cả một Asean đó là một điều tốt, nhưng nếu không được như vậy thì chúng ta cũng có thể giới hạn lại sự đồng thuận trong các nước có cùng nguy cơ để tránh cho Trung Quốc nhìn vào một vài vấn đề như Campuchia và Thailand (chẳng liên quan) rồi cho rằng chúng ta mất đi sự đồng thuận mà lấn tới. Việc tổ chức các hội nghị hội thảo sẽ có giá trị hơn khi mà cả Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia cùng chung tiếng nói. Cần thiết nên có các đặc phái viên phụ trách vấn đề thường xuyên qua lại lẫn nhau để cùng chia sẻ thông tin, lập trường, hành động với nhau trước mỗi kỳ hội nghị, hội thảo hay trước một sự kiện xảy ra. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia có thể cùng nhau tự xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông Nam Á, (thậm chí có thể công nhận lẫn nhau) mà không cần sự tham gia của Trung Quốc. Điều này nếu làm được sẽ: tăng sự đồng thuận; tăng sự tin tưởng (ví dụ xây dựng điều khoản ‘trong các nước không ai được đàm phán, thỏa thuận cùng khai thác chung với Trung Quốc tại Biển Đông Nam Á’); … . Khi đó Trung Quốc như là kẻ ngoài vòng pháp luật, tất nhiên Trung Quốc có thể ỷ mạnh làm càn theo thói quen ăn cướp bành trướng - ví dụ họ có thể tự đặt giàn khoan trong vùng nhưng với các nước trên đều không hợp pháp do đó khi các nước cùng phản đối, đấu tranh trước quốc tế hoặc về lâu dài sẽ không bị vướng mắc hay ràng buộc. Đó cũng có thể là cách để không có nước nào thỏa hiệp với Trung Quốc tại Trường Sa.